CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ NAM LONG HẢI

Quảng cáo Giấy khen Giấy ĐKKD
 

Video

Tin tức mới

Hỗ trợ trực tuyến

  • Tư vấn | 08.37157114

Thống kê

3951539
Số người đang online 1
Số truy cập hôm nay 117
Số truy cập tháng này 898457

Tìm kiếm

Box hình ảnh

Giới thiệu khái quát công ty

Công ty Cổ Phần Dịch Vụ bảo vệ Nam Long Hải đã được thành lập với giấy phép số 0310306083 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 09/10/2010, với chức năng cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY

 

 Quá trình hình thành và phát triển:

  • Công ty Cổ Phần Dịch Vụ bảo vệ Nam Long Hải đã được thành lập với giấy phép số 0310306083 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 09/10/2010, với chức năng cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp.
  • Công ty bảo vệ – vệ sỹ Nam Long Hải là Doanh Nghiệp đào tạo nghề và cung cấp dịch vụ bảo vệ cho các cơ quan, doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Công ty không ngừng chuyên sâu nghiên cứu, cải tiến, bổ sung tri thức nghề nghiệp… để nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa, xứng đáng với niềm tin của quý khách hàng trong thời gian qua.
  • Ban giám đốc và đội ngũ quản lý là những cán bộ sỹ quan công an, biên phòng, đặc công, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ huy, điều hành, tác nghiệp.
  • Lực lượng bảo vệ – vệ sỹ Nam Long Hải với sự hổ trợ, hướng dẫn trực tiếp của công an Tp.HCM và một số cơ quan chức năng khác, thực hiện theo một giáo trình chuyên nghiệp nhằm trang bị những kiến thức và kĩ năng như: võ thuật, nghiệp vụ , ngoại ngữ, lái xe, phòng chống cháy nổ, y tế, văn hóa ứng xử... để đáp ứng nhiều loại hình mục tiêu bảo vệ khác nhau:
  • Ngân hàng, Siêu thị, Trụ sở, Khách sạn, Cơ quan, Nhà máy, Công trường, Trường học, Bệnh viện, Các khu vui chơi giải trí, Các sự kiện văn hóa thể thao, nghệ thuật, hội chợ triển lãm...vv.
  • Áp tải, vận chuyển: Tiền, Vàng, Hàng hóa, Tài liệu quan trọng.
  • Bảo vệ con người (V.I.P); Tư vấn và cung cấp thông tin dân sự.
  • Bảo vệ nhà riêng và Biệt thự (kể cả nhà vắng chủ).
  • Tư vấn Nghiệp vụ; Đào tạo Bảo vệ - Vệ sỹ chuyên nghiệp.
  • Tư vấn, lắp đặt các hệ thống PCCC, chống trộm, Camera ghi hình...vv.

 

2.1.2 Sơ đồ tổ chức Công ty:

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty:

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát của công ty

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty gồm có:

-         Đại Hội đồng cổ đông;

-         Hội đồng quản trị: Ông Lê Văn Kỳ; Ông Nguyễn Duy Hải; Bà Phạm Thị Hồng Đào

-         Chủ tịch Hội đồng quản trị : Lê  Văn Kỳ

-         Tổng Giám đốc: Lê Văn Kỳ                                 

2.1.3.2  Đại hội đồng cổ đông

1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.

2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a)       Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b)       Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c)       Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

d)       Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị lớn hơn 50%  tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.

e)       Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại điều lệ này;

f)         Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g)       Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

h)       Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i)         Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

3. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện. Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản đến công ty.

2.1.3.3 Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

2. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a)       Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b)       Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

c)       Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

d)       Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

e)       Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Điều lệ này;

f)         Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Điều lệ này;

g)       Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị  lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 40 của Điều lệ này;

h)       Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) và người quản lý quan trọng khác; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;

i)         Giám sát, chỉ đạo Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

j)         Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

k)       Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;

l)         Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

m)     Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

n)       Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

3. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

4. Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ này và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ này gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định nói trên.

2.1.3.4 Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Đại hội đồng cổ đông (hoặc Hội đồng quản trị) bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) công ty.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a)       Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b)       Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;

c)       Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;

d)       Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

e)       Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp không có người được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán.

 

2.1.3.5 Giám đốc (Tổng Giám đốc)

1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc).

2. Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) theo quy định tại Điều 57 của Luật doanh nghiệp.

Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) công ty không được đồng thời làm Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) của doanh nghiệp khác.

3. Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

a)       Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

b)       Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

c)       Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d)       Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

e)       Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

f)         Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc);

g)       Tuyển dụng lao động;

h)       Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

4. Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ này, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

2.1.3.6 Nghĩa vụ của người quản lý công ty

1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) và người quản lý khác có các nghĩa vụ sau đây:

a)       Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp, pháp luật có liên quan, Điều lệ này, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

b)       Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty;

c)       Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

d)       Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.

2. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị và Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.

2.1.3.7 Phó Tổng Giám đốc – Thường trực :

  1. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự và kinh doanh của Công ty, giúp Tổng Giám đốc lập dự thảo chương trình hành động, đề ra các biện pháp kiểm soát, cải tiến tổ chức, xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động.
  2. Quản lý và giám sát các Phòng ban, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các công trường. Xác định nhu cầu đào tạo và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện đào tạo.
  3. Định kỳ thông báo cho Tổng Giám đốc biết về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm chỉ đạo về công tác tổ chức hành chính như công tác quản trị hành chánh, văn thư, lưu trữ bảo mật tài liệu cơ quan, xây dựng các chính sách tuyển dụng và tổ chức quản lý lao động, thi đua khen thưởng, nâng hạ lương.
  4. Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả, tạo lập các mối quan hệ mật thiết trong Công ty. Phối hợp với các Phòng ban, công trường để đem lại kết quả tốt nhất cho Công ty. Chuẩn bị nội dung và điều khiển cuộc họp các Cấp Trưởng hàng tuần.

2.1.3.8 Phó Tổng Giám đốc – Nội chính :

  1. Thu thập thông tin về kỹ thuật công nghệ và tổ chức bộ phận nghiên cứu và phát triển ứng dụng các công nghệ mới, kỹ thuật mới kỹ thuật mới cho tổng Công ty
  2. Tư vấn và xét duyệt các phương án giải quyết vướng mắc, thay đổi, xử lý kỹ thuật, các phát sinh.
  3. Tư vấn, xét duyệt Phương án nghiệp vụ bảo vệ tại Mục tiêu.
  4. Theo dõi, kiểm tra, tiến độ và chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo cho MT đạt chất lượng cao nhất, thoã mãn cao nhất các yêu cầu của khách hàng, phù hợp với các yêu cầu chung của hợp đồng cùng các thoả thuận khác phát sinh trong quá trình làm việc, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
  5. Báo cáo tình hình các hoạt động về nghiệp vụ toàn Công ty cho BGĐ và Hội Đồng Quản Trị (định kỳ hoặc đột xuất).